NẾU BẠN ĐANG THAN THỞ LƯƠNG KHÔNG ĐỦ SỐNG, HÃY ĐỌC BÀI VIẾT NÀY
Bạn đang đau đầu vì công việc gặp khó khăn, thu nhập ít ỏi không đủ sống, “cày cuốc” quanh năm vẫn không dư dả được đồng nào, đừng vội bi quan, chán nản… Đứng trước những cơ hội trong cuộc đời, nếu một người biết nắm bắt cơ hội, thành công sẽ đến với họ.
Nhiều người khi khởi nghiệp kinh doanh hay bắt đầu một công việc, đặc biệt là các bạn trẻ thường lầm tưởng rằng phải có tiền mới tạo ra tiền, tức là phải có nhiều vốn liếng, có chỗ dựa vững chắc.
Thế nhưng, tư duy của người giàu là “không phải có tiền mới tạo được ra tiền”, mà chính từ trong suy nghĩ phải có khả năng nhìn thấy cơ hội xung quanh trong khi người khác không thấy. Điều quan trọng là hãy học cách làm việc thông minh hơn người khác.
Những ví dụ đơn giản sau đây sẽ giúp lí giải điều đó.
Ắt hẳn, mỗi chúng ta đã từng có suy nghĩ rằng: nếu làm công nhân tại các khu công nghiệp, ta sẽ không bao giờ có lương cao đủ để chi phí, trang trải cho cuộc sống.
Người công nhân đi làm trong xí nghiệp may, lương từ 3-4 triệu mỗi tháng thì làm sao mà đủ sống đây?
Nhiều người hay than vãn là lương thấp, quần quật mấy tiếng đồng hồ làm việc với chiếc máy may mà thu nhập vẫn không đủ sống, nhưng chẳng ai nghĩ tại sao không đi tìm công việc lương cao hơn hoặc tìm thêm việc để làm?
Chỉ khi may gia công, không có tay nghề giỏi mới nhận 3-4 triệu/tháng. Nếu người công nhân may chịu bỏ tiền ra học một khóa thợ may chuyên nghiệp trong vòng khoảng 6 tháng, sau đó nhận may và sửa đồ cho các cửa hàng thời trang, mỗi sản phẩm chỉ vài chục nghìn đồng.
Nhưng mỗi ngày, nếu sửa được từ 10 đến 15 cái, mỗi tháng sẽ có thu nhập hơn 10 triệu.
Yên phận thì phải chấp nhận nghèo, còn nếu bạn nghĩ ra một con đường mới để đi thì nhiều cơ hội sẽ mở ra trước mắt.
Hay bạn nghĩ: Bác bán kem bán mỗi cây kem với giá chỉ vài ngàn đồng, mỗi ngày nếu may mắn bán được khoảng 100 cây thì doanh thu chừng 200 – 300 nghìn đồng, thiết nghĩ làm thế nào để bác nuôi sống cả gia đình, cho con cái đi học?
Nghĩ vậy chứ vẫn đủ sống đấy, vì bác bán kem đã chịu khó đi xa vài cây số để lấy sỉ kem cây giá chỉ 2000 đồng/cây, sau đó tiếp tục đạp xe đạp bán giá 5000đ một cây, bán từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối mới về…
Thế là mỗi ngày bác bán trên dưới 100 cây, tiền lời mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng! Đây không phải là số tiền nhỏ.
Có một câu nói rằng: “Dùng tiền và thời gian của người khác” là đòn bẩy giúp bạn thành công nhanh hơn.
Câu nói này tuy gây ra nhiều tranh cãi, nhưng đối với những người giàu có, họ luôn coi đó là cách thông minh để tiến xa hơn so với những người khác.
Như vậy, điều quan trọng không phải là có bao nhiêu tiền, mà là có chiến lược kinh doanh khôn ngoan hay không.
Có một phương châm mà nhiều người có thể áp dụng, đó là: “Hãy làm việc khôn ngoan thay vì làm việc chăm chỉ, hãy suy nghĩ để tìm ra chiến lược khôn ngoan hơn, thay vì đi theo lối mòn của người khác”
Đừng nghĩ rằng: Không có gia thế vững chắc thì chẳng thể vượt qua khó khăn.
Để tôi kể cho bạn một câu chuyện thế này. Cô An – một người bạn mà tôi quen biết đã 40 tuổi, chẳng còn người thân họ hàng nào để nương tựa, gia tài không có gì ngoài chiếc xe đạp và tầm 500-600 nghìn đồng do cô con gái đi làm thêm gửi phụ mẹ. Nhưng cô để dành 3-4 tháng, sau đó mở quán bán bánh tráng trộn.
Những tưởng việc buôn bán chỉ để cô giết thời gian quan ngày và có thêm chút đồng ra đồng vào. Nhưng mỗi ngày, dù cô chỉ bán vào buổi tối, khoảng 20-30 bịch bánh tráng trộn, nhưng mỗi tháng thu nhập của cô có thể lên đến 4 -5 triệu đồng.
Như vậy, dù không có nhiều vốn liếng, không được gia đình hỗ trợ, hãy chăm chỉ học hỏi kiến thức kinh doanh cơ bản và bắt đầu kinh doanh, buôn bán, thậm chí là khởi nghiệp, làm giàu.
Bởi, Adam Khoo – Triệu phú trẻ tuổi người Singapore đã nói rằng: “Không ai có thể kiểm soát được những vấn đề sẽ xảy ra với mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách mà mình phản ứng với những vấn đề đó.
Và thực sự, cách phản ứng mới là yếu tố quyết định thành công của một cá nhân”!.
Thành công do các yếu tố khách quan thuận lợi chỉ góp một phần nhỏ, bởi, yếu tố quyết định chủ yếu là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi người.
Cre: Truong_doanh_nhan_HBR